Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
89957

LỊCH SỬ DI TÍCH QUỐC GIA ĐÌNH ĐỘNG BỔNG XÃ HÀ TIẾN HUYỆN HÀ TRUNG TỈNH THANH HOÁ

Ngày 19/01/2024 00:00:00

I - Sự ra đời của làng Động Bồng và đình Động Bồng.

Xã Hà Tiến nằm ở phía tay bắc huyện Hà Trung, phía bắc giáp xã Hà Giang, phía nam giáp xã Hà Lĩnh, phía đông giáp xã Hà Tân, phía Tây giáp huyện Thạch Thành. Làng Động Bồng là một trong 10 làng của xã Hà Tiến, làng có diện tích 220 ha và có 789 dân; làng ở phía tây xã Hà Tiến, phía Bắc giáp xã Hà Giang, phía Nam giáp xã Hà Lĩnh, phía đông giáp làng Bái Sơn và Đồng Ô; Phía Tây giáp huyện Thạch Thành. Địa hình của làng thuộc địa hình bán sơn địa, ba phía, Bắc, Tây, Nam là sườn của dãy núi Thạch Thành, Vĩnh Lộc. Nằm trong địa hình có núi, sông bao bọc, tiếp nối với vùng rừng núi bao la của Thạch Thành, Vĩnh lộc là những quả đồi, những núi đá độc lập bao bọc quanh làng, trong các dãy núi có nhiều hang động.

Nhiều cứ liệu khẳng định người dân làng Động Bồng đã sống ở đây từ rất lâu. Cách về phía Nam không xa là di chỉ Cổ Ngựa (xã Hà Lĩnh) thuộc nền văn hoá Đa Bút. Năm 1978 ngành khảo cổ học Việt Nam đã phát hiện trong hang động núi Chùa của làng có hài cốt của 3 ngôi mộ (gồm 2 Phụ nữ tuổi trưởng thành và 1 trẻ em khoảng 9 tuổi) di chỉ này thuộc tầng văn hoá Hoà Bình. Ban đầu người dân làng Động Bồng sống ở trong núi, sau đó mới chuyển ra Bái Bồng khai sinh lập ấp.

Cũng như bao làng xã lâu đời của Việt Nam, lịch sử tồn tại và phát triển của làng Động Bồng đã trải qua nhiều thăng trầm. Theo thần phả làng Động Bồng thì làng do ông Cao Sơn khai sinh lập ấp vào đầu thế kỷ XI. Thời kỳ nội chiến giữa nhà Mạc với nhà Lê dân làng phiêu bạt khắp nơi. Đến thời kỳ Lê Trung Hưng đất nước yên bình, dân làng lại quần tự và phát triển. Từ lúc khai sinh với 7 dòng họ đến nay làng đã có 28 dòng họ, Nhớ ơn người khai sinh lập ấp, làng tôn thờ ông Cao Sơn là Thành hoàng của làng.

Sở dĩ làng có tên làng Động Bổng vì làng nằm trong khu vực có nhiều thắng cảnh. Trước làng là dãy núi đá với Trung Sơn - Lưỡng Sơn xanh biếc, có nhiều hang động kỳ thú, phía bắc có dòng Tống Giang uốn lượn như dải lụa, sơn thuỷ hữu tình, được con người tô điểm đẹp thêm bằng các công trình kiến trúc văn hoá : đình, chùa, miếu mạo cùng với sự lao động cần cù, đấu tranh dũng cảm qua bao đời đã tạo nên một cảnh sắc làng quê yên bình trù phú và một bề dày lịch sử, một chốn bồng lai tiên cảnh, đó chính là lý do để dẫn đặt tên cho làng của mình.

Cũng như bao làng xã Việt Nam từ xa xưa có làng thì phải có đình. Đình làng là nơi hoạt động văn hoá của dân làng (cả văn hoá vật thể và phi phật thể). Nơi thờ cúng Thành hoàng làng, thờ cúng các vị anh hùng dân tộc, nơi diễn ra các lễ hội văn nghệ, thể thao... Đình Động Bồng được xây dựng ở phía tây của làng, nơi đây thờ cúng Thần Hoàng làng, thờ cúng Tổ Hiến Thành - một bậc đại thần văn võ song toàn, tài năng đức độ, hết lòng vì sự nghiệp trung hưng đất nước, cuộc đời và sự nghiệp của ông đã đạt tới đỉnh cao của nấc thang danh vọng, bằng tài năng và đức độ của một bậc đại thần có tài trị nước, thẳng thắn cương trực và biết dùng người không những là một Võ quan giỏi, ông còn chú trọng cả văn hoá và sùng mộ nho học, ông thi đỗ Tiến sỹ dưới triều Lý Anh Tông, Tô Hiến thành mất tháng 6 năm Kỷ Hợi (1179). Nhớ ơn ông cảm phục tài đức của ông, nhân dân Thanh Hoá đã lập đền thờ ở nhiều nơi, riêng Thanh hoá có 72 nơi thờ, đền"Chính từ" và đình Động Bồng  là nơi thờ và tế tự chính trên đất Thanh hoá.

Cuộc đời và sự nghiệp của Tô Hiến Thành đã được sử sách ghi chép và nhân dân đời đời truyền tụng về một con người tài năng đức độ hết lòng vì sự nghiệp "Trung hưng đất nước" . Con người ấy, sự nghiệp ấy chẳng những đi vào lịch sử hào hùng của dân tộc mà còn mãi mãi là niềm tự hào của tất cả chúng ta hôm nay, những người con của mảnh đất đã sinh ra và nội dưỡng một bật đại thần. (Lịch sử ghi lại rằng : Cụ thân sinh ra ông được triều đình nhà Lý bổ làm quan tại vùng đất xã Hà Giang ngày nay, Tô Hiến Thành đã được sinh ra và có quãng đời niên thiếu ở đó). Hàng năm cứ vào tết Nguyên Đán, tết Thương Nguyên (ngày 20/6) làng thường mở hội tế lễ Thần hoàng làng và diễn ra những trò chơi truyền thống. Từ xưa đã có câu ca "nổi tiếng là đình Huyện Tống".

Cùng với thời gian đình Động Bồng ghi nhận nhiều sự kiện lịch sử, Thời Lý có Tô Hiến Thành, thời Trần  vua Trần Anh Tông kinh lý phương Nam đã dừng chân tại Động Bồng, thời Lê có Lê Thánh Tông - một ông vua đi sỹ cũng đã đi qua và để lại bài thơ trên vách núi Trung Sơn. Trong cuộc hành quân thần tốc của đại tài Quân sự Quang Trung - Nguyễn Huệ ra bắc đẹp giặc Thanh, ông cùng đội quân binh hùng tướng mạnh vượt qua đất Động Bồng để lập nên phòng tuyến Tam Điệp nổi tiếng trong lịch sử. Rồi đến thời Nguyễn vùng đất Động Bồng trở thành hậu phương an toàn rộng lớn cho phong trào Cần Vương chống thực dân Pháp.

Đặc biệt sau khi có Đảng Cộng sản Việt Nam đời, đình làng đã được chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử diễn ra dưới mái đình.

- Năm 1944 : đình là nơi nhân dân tập trung nghe thư cụ Nguyễn Ái Quốc gửi các cụ Phụ lão toàn quốc.

- Tháng 8 - 1945 có cuộc mít tinh lớn thành lập Uỷ ban dân tộc giải phóng, chính thức tuyên bố xoá bỏ vĩnh viễn chế độ áp bức bóc lột của chính quyền hương xã, thành lập Chính quyền DCND do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo.

- Là nơi diễn ra các lớp huấn luyện quân sự, chính trị cho cán bộ toàn huyện nhằm nâng cao cảnh giác cách mạng, sẵn sàng bước vào cuộc kháng chiến trường kỳ, gian khổ của dân tộc chống thực dân Pháp.

- Tháng 3 - 1949 đình làng được vinh dự trở thành địa điểm của Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Hà Trung lần thứ I; đại hội được vinh dự đón Đ/C Bí thư Tỉnh uỷ Bùi Đạt về dự và chỉ đạo đại hội.

- Hoàn bình lập lại Đình trở thành nơi hội họp của HTX nông nghiệp các đoàn thể bàn định các biện pháp xây dựng quê hương, nơi diễn ra các lễ hội trong các ngày tết cổ truyền, hội hè truyền thống dân tộc.

- Trong những năm chống Mỹ cứu nước, Đình cũng là nơi tổ chức phát động các phong trào thi đua yêu nước. "Tất cả vì Miền Nam ruột thịt, tất cả cho tiền tuyến"," phong trào 3 sẵn sàng" và là nơi tuyên thệ của lớp lớp thanh niên địa phương hăng hái lên đường cầm súng chi viện cho miền Nam ruột thịt, đem theo niềm tự hào về truyền thống vẻ vang của quê hương, hình ảnh của cây Đa, bến nước, sân Đình cùng Quân dân cả nước làm nên chiến thắng lịch sử 30/4/1975, giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước

II - Quá trình xây dựng đình làng Động Bồng :

Các tài liệu thành văn bản như thần phả, bia ký ghi chép về việc xây dựng ngôi Đình bị hủy hoại trong thời kỳ " Bài phong" quyết liệt trước đây. Nguồn tư liệu duy nhất còn lại đến nay trên bức thượng lương ghi chép chính xác thời gian xây dựng lại ngôi đình là " Năm Gia Long thập niên" tức là năm 1812, hơn thế dấu ấn kiến trúc còn để tại trên bộ khung gỗ của ngôi đình còn lại khá nguyên vẹn ( duy chỉ có phần Hậu cung mới bị phá bỏ trong mấy chục năm trở lại đây) Phần nào nói lên ngôi đình được xây dựng từ thời nhà Nguyễn. Tuy vậy một số yếu tố được thay thế hoặc bổ xung vào không gian kiến trúc của ngôi đình đã làm cho nó biến dạng một phần. Do cũng là thất thiệt lớn trong việc đánh giá giá trị của ngôi đình. Hơn nữa hiện vật trong đình theo các nguồn tư liệu và lời kể của các cụ già trong làng trước đây có rất nhiều hiện vật có giá trị (như Sắc phong, Long Lành, Kiệu bát cống, Lồng Hạc, Chiêng trống và đồ thờ, v.v... ) Nhưng do nhiều nguyên nhân khách quan, chủ quan nên các hiện vật này bị thất lạc mất mát gần hết số còn lại còn được lưu trữ trong nhân dân.

Về không gian mặt bằng của đình được bố trí theo kiểu chân vô tức là bao gồm tiền đường và Hậu Cung, Nhà Hậu cung đã bị phá bỏ hoàn toàn, nhà tiền đường bao gồm 5 gian 2 chái với diện tích sử dụng 405m (dài 27m x rộng 15m). Phía trước tiền đường sân đình ruộng 12m với cổng trụ ra vào, ở sân đình 2 đầu đại đao có 2 cột trụ cao trên có gắn quả chi tử. Cổng đình có 2 trụ cột hình vuông kiểu bát đấu trên có gắn con sấu đầu rồng. Hai bên cổng chính có cổng phụ, ngoài cùng là đường vào đình, liền với đình là ao đình hình vuông. Chung quanh sân đình được xây tường rào bao bọc, rào phía trước có hàng thiên hoa.

-Về nghệ thuật kiến trúc trong tổng 5 gian 2 chái có tổng số 36 cột được bố trí thành 4 hàng cột bao gồm 12 cột lớn (đường kính 0,62m) 20 cột quân (đường kính 0,60m). Ngoài ra còn 4 cột ở hai đầu chái nối với cột lớn để tạo thanh gian trái. ở mái hiên trước có 4 cột bằng đá thân cột đặt trên thân tảng hình tròn phía trên và đế vuông ở phía dưới. ở mái hiên sau để đỡ các đầu kẻ bẩy. Là cột trụ vuông được xây bằng gạch, kiến trúc mái đình theo kiểu mái cong, gồm 4 mái kiến trúc này làm cho ngôi đình được nâng lên thanh thoát nhẹ nhàng, mang cảm giác như bay bổng. Đặc biệt là những trang trí trên mái của ngôi đình đã tạo cho kiến trúc hoà quện nhịp nhàng với con người cỏ cây hoa lá và các loài vật trong thế giới thiên nhiên bao quanh ngôi đình. Các góc đao uốn cong duyên dáng như một bông hoa tươi tắn, đoá nào cũng lớn và mềm mại màu sắc rực tươi. Hình tượng con rồng trên đầu đại đao cong vút lên, bờm lởm chớm, dữ tợn, gợi cảm như đang bay lên phù hợp với thế chung của kiến trúc. Ngói có hình mũi hài có hoa văn trang trí chiếu lâm ở hai mặt ngói được bài trí hài hoà đẹp mặt. Diềm mái được trạm khắc hình chiếc lá ba chẽ như phiến lá đu đủ. Ngoài ra trên nóc, bờ rải đầu kìm của mái cong có trang trí các con vật như con sấu đầu rồng ở 4 góc. Trên nóc có phập phù mặt nguyệt Long Chầu làm cho sự hoà quện một cách hợp lý làm cho mái đình càng thêm đẹp đẽ.

- Về bố cục bên trong được chia 2 phần chính : Vì kèo chính và vì kèo mái diềm.

Về mặt kết cấu 4 vì giống nhau hoàn toàn và liên kết chủ yếu theo kiểu chồng rường kẻ bẩy" những con rường này được tạo tác giống nhau và được ăn mộng vào trụ đứng. Những trụ đứng này được tạc giống hình chiếc "Độc Bình" chỉ khác nhau ở độ lớn nhỏ của trụ. Lịch sát. Tô Hiến Thàn

- Cấu tạo vì kèo là một bộ khung gỗ hình chữ nhật gồm 4 hàng cột là hại hàng cột lớn và hai hàng cột quan ở hiển trước và hiến sau. Liên kết với kẻ bẩy vươn ra để tạo mái hiện ở cả hai phía trước và sau. Bộ vì nóc mái trên cơ bản được cấu tạo hoàn toàn giống nhau trên đấu họng của 2 cột lớn là quá Giang, phía trên quá Giang là hai đầu trụ đục mộng gắn với khẩu đầu cứ thế cho đến cuối cùng là đầu trụ đục mộng đưa con ngang vào làm nhiệm vụ Đỡ Thượng Lương nối các vì kèo với nhau là các hàng xà dọc gồm 3 hàng. Hàng xà dọc nằm dưới Quá Giang trong tổng 6 vì có 10 chiếc.

Hàng xà nằm ngang với Quá Giang cũng có 10 chiếc phía trên sát mái là hàng xà làm nhiệm vụ như các hoành đỡ mái cũng có 10 chiếc. Nhìn chung các vì kèo kết cấu, kiến trúc tuân theo một quy luật đăng đối. Ngoài tính chất tạo sự vui mắt mang tính nghệ thuật độc đáo, thì những đầu trụ này còn chứa đựng một sức khoẻ mạnh, chắc chắn đã phối hợp với các yếu tố khác như Quá Giang, Khâu đầu, Kẻ Bảy... tạo nên sự bề thế không gian kiến trúc của ngôi đình.

* Hậu cung ( Theo lời kể lại các già làng truyền lại). có cấu trúc 3 gian 2 chái xung quanh bưng gỗ nằm phía sau tiền đường. Ngay gian giữa bao gồm 4 mái uốn cong như tiền đường kiến trúc theo kiểu chữ Đinh. Giữa mái hậu cung và mái sau của đình tiếp giáp với nhau được chắn một máng đá để hứng nước mưa. Đỡ mảng đá này bằng hai cột đá hình vuông đi hoa văn. Hậu cung có 3 cửa đi vào tiên đường gồm một cửa chính và hai cửa phụ.

Về kỹ thuật dựng đình các cụ già trong làng kể lại rằng cứ đến ngày 15 phiên chợ Bái Đình ( xã Hà Long) là tất cả thanh niên trai tráng các làng lần cận khi xong phiên chợ kéo nhau về dựng xong một vì kèo của đình mới về nhà. Như thế 6 vì kèo là phải qua 6 phiên chợ mới dựng xong.

 Một quy mô và nghệ thuật kiến trúc còn lại của ngôi đình cho dù đình làng không có những bức trạm khắc mang tính nghệ thuật cao nhưng từ mặt kỹ thuật tạo dáng cùng với quy mô kiến trúc bề thế, thanh thoát, bay bổng hoà quện với cuộc sống của một làng quê. Đình làng được xem như là một công trình kiến trúc tiêu biểu về mội kiểu " kiến trúc địa phương" dưới thời triều Nguyễn ở đất Thanh Hoá. Đồng thời cũng là một trong các đình còn lại lớn nhất hiện nay ở Thanh Hoá.. Với quy mô, cấu trúc, nghệ thuật kiến trúc của đình nó nói lên được khả năng trí tuệ, sáng tạo, sự đóng góp nhân tài, vật lực của lớp cha ông. Cùng với những sự kiện lịch sử trọng đại đã diễn tại ngôi đình. Cùng với những hoạt động văn hoá truyền thống của nhân dân gắn liền với sự tồn tại của ngôi đình qua nhiều thời đại.

Làng Động Bồng, xã Hà Tiến - huyện Hà Trung vinh dự được coi là vùng đất sinh ra và nuôi dưỡng con người lịch sử - Tô Hiến Thành, và ngôi đình làng - nơi thờ tự, tế lễ thân hoàng của làng cũng là Tô Hiến Thành nguy nga tráng lệ bên dòng sông Tống của vùng đất quý huyện là một bằng chứng sinh động về lòng tôn kính, ngưỡng mộ của nhân dân Thanh hoá đối với một nhân vật lịch sử kiệt xuất dưới thời các vua Nhà Lý ở thế kỷ 12.

Khu di tích đình Động Bổng là một di tích lịch sử văn hoá và kiến trúc văn võ toàn tài dưới vương triều Lý trong lịch sử Việt Nam.

Hơn thế địa điểm xây dựng ngôi đình là một địa danh gắn liền với lịch sử, truyền thuyết về nơi sinh ra Tổ hiến Thành sau đó vào làm quan trọng triều. Chính vì vậy ngôi đình Động Bồng ở vùng đất Hà Tiến huyện Hà Trung là cơ sở quan trọng để giúp các nhà nghiên cứu lịch sử hiểu thêm về vùng đất này cũng như mối quan hệ giữa ngôi đình Động Bồng với 72 nơi thờ khác trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá.

Đình Động Bồng là một di tích lịch sử nằm trong quần thể của những khu di tích lớn như: Chiến khu Ngọc Trạo - một di tích lịch sử cách mạng lón của Thanh hoá (huyện Thạch Thành) đã được Bộ Văn hoá thông tin xếp hạng, phía bắc là khu di tích lịch sử đình Gia Miêu và lăng miếu Triệu Tường, phía đông là Đình Trung thuộc xã Hà Yên một ngôi đình có nghệ thuật kiến trúc của thế kỷ 17 duy nhất còn lại trên đất Thanh hoá... Cảnh quan đó đã tạo nên cho di tích đình Động Bồng trở thành một điểm văn hoá, du lịch quan trọng ở phía bắc tỉnh Thanh Hoá, thu hút sự ngưỡng mộ của nhân dân trong vùng và du khách gần xa.

Hiện nay di tích đình Động Bồng đã được công nhận là di tích cấp quốc gia đây là niềm tự hào của tỉnh Thanh Hoá nói chung và huyện Hà Trung nói riêng để giữ gìn nâng cấp và phát huy tác dụng di tích với phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm.

Mấy trăm năm nay Đình Động Bồng là di tích lịch sử văn hoá in đậm trong tâm khảm của biết bao thế hệ. Hôm nay Đình Động Bồng đã được công nhận là di tích lịch sử cấp Quốc gia. Đây là một vinh dự lớn, một niềm tự hào về quá khứ hào hùng của nhân dân Hà Tiến nói chung và nhân dân làng Động Bồng. 

LỊCH SỬ DI TÍCH QUỐC GIA ĐÌNH ĐỘNG BỔNG XÃ HÀ TIẾN HUYỆN HÀ TRUNG TỈNH THANH HOÁ

Đăng lúc: 19/01/2024 00:00:00 (GMT+7)

I - Sự ra đời của làng Động Bồng và đình Động Bồng.

Xã Hà Tiến nằm ở phía tay bắc huyện Hà Trung, phía bắc giáp xã Hà Giang, phía nam giáp xã Hà Lĩnh, phía đông giáp xã Hà Tân, phía Tây giáp huyện Thạch Thành. Làng Động Bồng là một trong 10 làng của xã Hà Tiến, làng có diện tích 220 ha và có 789 dân; làng ở phía tây xã Hà Tiến, phía Bắc giáp xã Hà Giang, phía Nam giáp xã Hà Lĩnh, phía đông giáp làng Bái Sơn và Đồng Ô; Phía Tây giáp huyện Thạch Thành. Địa hình của làng thuộc địa hình bán sơn địa, ba phía, Bắc, Tây, Nam là sườn của dãy núi Thạch Thành, Vĩnh Lộc. Nằm trong địa hình có núi, sông bao bọc, tiếp nối với vùng rừng núi bao la của Thạch Thành, Vĩnh lộc là những quả đồi, những núi đá độc lập bao bọc quanh làng, trong các dãy núi có nhiều hang động.

Nhiều cứ liệu khẳng định người dân làng Động Bồng đã sống ở đây từ rất lâu. Cách về phía Nam không xa là di chỉ Cổ Ngựa (xã Hà Lĩnh) thuộc nền văn hoá Đa Bút. Năm 1978 ngành khảo cổ học Việt Nam đã phát hiện trong hang động núi Chùa của làng có hài cốt của 3 ngôi mộ (gồm 2 Phụ nữ tuổi trưởng thành và 1 trẻ em khoảng 9 tuổi) di chỉ này thuộc tầng văn hoá Hoà Bình. Ban đầu người dân làng Động Bồng sống ở trong núi, sau đó mới chuyển ra Bái Bồng khai sinh lập ấp.

Cũng như bao làng xã lâu đời của Việt Nam, lịch sử tồn tại và phát triển của làng Động Bồng đã trải qua nhiều thăng trầm. Theo thần phả làng Động Bồng thì làng do ông Cao Sơn khai sinh lập ấp vào đầu thế kỷ XI. Thời kỳ nội chiến giữa nhà Mạc với nhà Lê dân làng phiêu bạt khắp nơi. Đến thời kỳ Lê Trung Hưng đất nước yên bình, dân làng lại quần tự và phát triển. Từ lúc khai sinh với 7 dòng họ đến nay làng đã có 28 dòng họ, Nhớ ơn người khai sinh lập ấp, làng tôn thờ ông Cao Sơn là Thành hoàng của làng.

Sở dĩ làng có tên làng Động Bổng vì làng nằm trong khu vực có nhiều thắng cảnh. Trước làng là dãy núi đá với Trung Sơn - Lưỡng Sơn xanh biếc, có nhiều hang động kỳ thú, phía bắc có dòng Tống Giang uốn lượn như dải lụa, sơn thuỷ hữu tình, được con người tô điểm đẹp thêm bằng các công trình kiến trúc văn hoá : đình, chùa, miếu mạo cùng với sự lao động cần cù, đấu tranh dũng cảm qua bao đời đã tạo nên một cảnh sắc làng quê yên bình trù phú và một bề dày lịch sử, một chốn bồng lai tiên cảnh, đó chính là lý do để dẫn đặt tên cho làng của mình.

Cũng như bao làng xã Việt Nam từ xa xưa có làng thì phải có đình. Đình làng là nơi hoạt động văn hoá của dân làng (cả văn hoá vật thể và phi phật thể). Nơi thờ cúng Thành hoàng làng, thờ cúng các vị anh hùng dân tộc, nơi diễn ra các lễ hội văn nghệ, thể thao... Đình Động Bồng được xây dựng ở phía tây của làng, nơi đây thờ cúng Thần Hoàng làng, thờ cúng Tổ Hiến Thành - một bậc đại thần văn võ song toàn, tài năng đức độ, hết lòng vì sự nghiệp trung hưng đất nước, cuộc đời và sự nghiệp của ông đã đạt tới đỉnh cao của nấc thang danh vọng, bằng tài năng và đức độ của một bậc đại thần có tài trị nước, thẳng thắn cương trực và biết dùng người không những là một Võ quan giỏi, ông còn chú trọng cả văn hoá và sùng mộ nho học, ông thi đỗ Tiến sỹ dưới triều Lý Anh Tông, Tô Hiến thành mất tháng 6 năm Kỷ Hợi (1179). Nhớ ơn ông cảm phục tài đức của ông, nhân dân Thanh Hoá đã lập đền thờ ở nhiều nơi, riêng Thanh hoá có 72 nơi thờ, đền"Chính từ" và đình Động Bồng  là nơi thờ và tế tự chính trên đất Thanh hoá.

Cuộc đời và sự nghiệp của Tô Hiến Thành đã được sử sách ghi chép và nhân dân đời đời truyền tụng về một con người tài năng đức độ hết lòng vì sự nghiệp "Trung hưng đất nước" . Con người ấy, sự nghiệp ấy chẳng những đi vào lịch sử hào hùng của dân tộc mà còn mãi mãi là niềm tự hào của tất cả chúng ta hôm nay, những người con của mảnh đất đã sinh ra và nội dưỡng một bật đại thần. (Lịch sử ghi lại rằng : Cụ thân sinh ra ông được triều đình nhà Lý bổ làm quan tại vùng đất xã Hà Giang ngày nay, Tô Hiến Thành đã được sinh ra và có quãng đời niên thiếu ở đó). Hàng năm cứ vào tết Nguyên Đán, tết Thương Nguyên (ngày 20/6) làng thường mở hội tế lễ Thần hoàng làng và diễn ra những trò chơi truyền thống. Từ xưa đã có câu ca "nổi tiếng là đình Huyện Tống".

Cùng với thời gian đình Động Bồng ghi nhận nhiều sự kiện lịch sử, Thời Lý có Tô Hiến Thành, thời Trần  vua Trần Anh Tông kinh lý phương Nam đã dừng chân tại Động Bồng, thời Lê có Lê Thánh Tông - một ông vua đi sỹ cũng đã đi qua và để lại bài thơ trên vách núi Trung Sơn. Trong cuộc hành quân thần tốc của đại tài Quân sự Quang Trung - Nguyễn Huệ ra bắc đẹp giặc Thanh, ông cùng đội quân binh hùng tướng mạnh vượt qua đất Động Bồng để lập nên phòng tuyến Tam Điệp nổi tiếng trong lịch sử. Rồi đến thời Nguyễn vùng đất Động Bồng trở thành hậu phương an toàn rộng lớn cho phong trào Cần Vương chống thực dân Pháp.

Đặc biệt sau khi có Đảng Cộng sản Việt Nam đời, đình làng đã được chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử diễn ra dưới mái đình.

- Năm 1944 : đình là nơi nhân dân tập trung nghe thư cụ Nguyễn Ái Quốc gửi các cụ Phụ lão toàn quốc.

- Tháng 8 - 1945 có cuộc mít tinh lớn thành lập Uỷ ban dân tộc giải phóng, chính thức tuyên bố xoá bỏ vĩnh viễn chế độ áp bức bóc lột của chính quyền hương xã, thành lập Chính quyền DCND do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo.

- Là nơi diễn ra các lớp huấn luyện quân sự, chính trị cho cán bộ toàn huyện nhằm nâng cao cảnh giác cách mạng, sẵn sàng bước vào cuộc kháng chiến trường kỳ, gian khổ của dân tộc chống thực dân Pháp.

- Tháng 3 - 1949 đình làng được vinh dự trở thành địa điểm của Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Hà Trung lần thứ I; đại hội được vinh dự đón Đ/C Bí thư Tỉnh uỷ Bùi Đạt về dự và chỉ đạo đại hội.

- Hoàn bình lập lại Đình trở thành nơi hội họp của HTX nông nghiệp các đoàn thể bàn định các biện pháp xây dựng quê hương, nơi diễn ra các lễ hội trong các ngày tết cổ truyền, hội hè truyền thống dân tộc.

- Trong những năm chống Mỹ cứu nước, Đình cũng là nơi tổ chức phát động các phong trào thi đua yêu nước. "Tất cả vì Miền Nam ruột thịt, tất cả cho tiền tuyến"," phong trào 3 sẵn sàng" và là nơi tuyên thệ của lớp lớp thanh niên địa phương hăng hái lên đường cầm súng chi viện cho miền Nam ruột thịt, đem theo niềm tự hào về truyền thống vẻ vang của quê hương, hình ảnh của cây Đa, bến nước, sân Đình cùng Quân dân cả nước làm nên chiến thắng lịch sử 30/4/1975, giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước

II - Quá trình xây dựng đình làng Động Bồng :

Các tài liệu thành văn bản như thần phả, bia ký ghi chép về việc xây dựng ngôi Đình bị hủy hoại trong thời kỳ " Bài phong" quyết liệt trước đây. Nguồn tư liệu duy nhất còn lại đến nay trên bức thượng lương ghi chép chính xác thời gian xây dựng lại ngôi đình là " Năm Gia Long thập niên" tức là năm 1812, hơn thế dấu ấn kiến trúc còn để tại trên bộ khung gỗ của ngôi đình còn lại khá nguyên vẹn ( duy chỉ có phần Hậu cung mới bị phá bỏ trong mấy chục năm trở lại đây) Phần nào nói lên ngôi đình được xây dựng từ thời nhà Nguyễn. Tuy vậy một số yếu tố được thay thế hoặc bổ xung vào không gian kiến trúc của ngôi đình đã làm cho nó biến dạng một phần. Do cũng là thất thiệt lớn trong việc đánh giá giá trị của ngôi đình. Hơn nữa hiện vật trong đình theo các nguồn tư liệu và lời kể của các cụ già trong làng trước đây có rất nhiều hiện vật có giá trị (như Sắc phong, Long Lành, Kiệu bát cống, Lồng Hạc, Chiêng trống và đồ thờ, v.v... ) Nhưng do nhiều nguyên nhân khách quan, chủ quan nên các hiện vật này bị thất lạc mất mát gần hết số còn lại còn được lưu trữ trong nhân dân.

Về không gian mặt bằng của đình được bố trí theo kiểu chân vô tức là bao gồm tiền đường và Hậu Cung, Nhà Hậu cung đã bị phá bỏ hoàn toàn, nhà tiền đường bao gồm 5 gian 2 chái với diện tích sử dụng 405m (dài 27m x rộng 15m). Phía trước tiền đường sân đình ruộng 12m với cổng trụ ra vào, ở sân đình 2 đầu đại đao có 2 cột trụ cao trên có gắn quả chi tử. Cổng đình có 2 trụ cột hình vuông kiểu bát đấu trên có gắn con sấu đầu rồng. Hai bên cổng chính có cổng phụ, ngoài cùng là đường vào đình, liền với đình là ao đình hình vuông. Chung quanh sân đình được xây tường rào bao bọc, rào phía trước có hàng thiên hoa.

-Về nghệ thuật kiến trúc trong tổng 5 gian 2 chái có tổng số 36 cột được bố trí thành 4 hàng cột bao gồm 12 cột lớn (đường kính 0,62m) 20 cột quân (đường kính 0,60m). Ngoài ra còn 4 cột ở hai đầu chái nối với cột lớn để tạo thanh gian trái. ở mái hiên trước có 4 cột bằng đá thân cột đặt trên thân tảng hình tròn phía trên và đế vuông ở phía dưới. ở mái hiên sau để đỡ các đầu kẻ bẩy. Là cột trụ vuông được xây bằng gạch, kiến trúc mái đình theo kiểu mái cong, gồm 4 mái kiến trúc này làm cho ngôi đình được nâng lên thanh thoát nhẹ nhàng, mang cảm giác như bay bổng. Đặc biệt là những trang trí trên mái của ngôi đình đã tạo cho kiến trúc hoà quện nhịp nhàng với con người cỏ cây hoa lá và các loài vật trong thế giới thiên nhiên bao quanh ngôi đình. Các góc đao uốn cong duyên dáng như một bông hoa tươi tắn, đoá nào cũng lớn và mềm mại màu sắc rực tươi. Hình tượng con rồng trên đầu đại đao cong vút lên, bờm lởm chớm, dữ tợn, gợi cảm như đang bay lên phù hợp với thế chung của kiến trúc. Ngói có hình mũi hài có hoa văn trang trí chiếu lâm ở hai mặt ngói được bài trí hài hoà đẹp mặt. Diềm mái được trạm khắc hình chiếc lá ba chẽ như phiến lá đu đủ. Ngoài ra trên nóc, bờ rải đầu kìm của mái cong có trang trí các con vật như con sấu đầu rồng ở 4 góc. Trên nóc có phập phù mặt nguyệt Long Chầu làm cho sự hoà quện một cách hợp lý làm cho mái đình càng thêm đẹp đẽ.

- Về bố cục bên trong được chia 2 phần chính : Vì kèo chính và vì kèo mái diềm.

Về mặt kết cấu 4 vì giống nhau hoàn toàn và liên kết chủ yếu theo kiểu chồng rường kẻ bẩy" những con rường này được tạo tác giống nhau và được ăn mộng vào trụ đứng. Những trụ đứng này được tạc giống hình chiếc "Độc Bình" chỉ khác nhau ở độ lớn nhỏ của trụ. Lịch sát. Tô Hiến Thàn

- Cấu tạo vì kèo là một bộ khung gỗ hình chữ nhật gồm 4 hàng cột là hại hàng cột lớn và hai hàng cột quan ở hiển trước và hiến sau. Liên kết với kẻ bẩy vươn ra để tạo mái hiện ở cả hai phía trước và sau. Bộ vì nóc mái trên cơ bản được cấu tạo hoàn toàn giống nhau trên đấu họng của 2 cột lớn là quá Giang, phía trên quá Giang là hai đầu trụ đục mộng gắn với khẩu đầu cứ thế cho đến cuối cùng là đầu trụ đục mộng đưa con ngang vào làm nhiệm vụ Đỡ Thượng Lương nối các vì kèo với nhau là các hàng xà dọc gồm 3 hàng. Hàng xà dọc nằm dưới Quá Giang trong tổng 6 vì có 10 chiếc.

Hàng xà nằm ngang với Quá Giang cũng có 10 chiếc phía trên sát mái là hàng xà làm nhiệm vụ như các hoành đỡ mái cũng có 10 chiếc. Nhìn chung các vì kèo kết cấu, kiến trúc tuân theo một quy luật đăng đối. Ngoài tính chất tạo sự vui mắt mang tính nghệ thuật độc đáo, thì những đầu trụ này còn chứa đựng một sức khoẻ mạnh, chắc chắn đã phối hợp với các yếu tố khác như Quá Giang, Khâu đầu, Kẻ Bảy... tạo nên sự bề thế không gian kiến trúc của ngôi đình.

* Hậu cung ( Theo lời kể lại các già làng truyền lại). có cấu trúc 3 gian 2 chái xung quanh bưng gỗ nằm phía sau tiền đường. Ngay gian giữa bao gồm 4 mái uốn cong như tiền đường kiến trúc theo kiểu chữ Đinh. Giữa mái hậu cung và mái sau của đình tiếp giáp với nhau được chắn một máng đá để hứng nước mưa. Đỡ mảng đá này bằng hai cột đá hình vuông đi hoa văn. Hậu cung có 3 cửa đi vào tiên đường gồm một cửa chính và hai cửa phụ.

Về kỹ thuật dựng đình các cụ già trong làng kể lại rằng cứ đến ngày 15 phiên chợ Bái Đình ( xã Hà Long) là tất cả thanh niên trai tráng các làng lần cận khi xong phiên chợ kéo nhau về dựng xong một vì kèo của đình mới về nhà. Như thế 6 vì kèo là phải qua 6 phiên chợ mới dựng xong.

 Một quy mô và nghệ thuật kiến trúc còn lại của ngôi đình cho dù đình làng không có những bức trạm khắc mang tính nghệ thuật cao nhưng từ mặt kỹ thuật tạo dáng cùng với quy mô kiến trúc bề thế, thanh thoát, bay bổng hoà quện với cuộc sống của một làng quê. Đình làng được xem như là một công trình kiến trúc tiêu biểu về mội kiểu " kiến trúc địa phương" dưới thời triều Nguyễn ở đất Thanh Hoá. Đồng thời cũng là một trong các đình còn lại lớn nhất hiện nay ở Thanh Hoá.. Với quy mô, cấu trúc, nghệ thuật kiến trúc của đình nó nói lên được khả năng trí tuệ, sáng tạo, sự đóng góp nhân tài, vật lực của lớp cha ông. Cùng với những sự kiện lịch sử trọng đại đã diễn tại ngôi đình. Cùng với những hoạt động văn hoá truyền thống của nhân dân gắn liền với sự tồn tại của ngôi đình qua nhiều thời đại.

Làng Động Bồng, xã Hà Tiến - huyện Hà Trung vinh dự được coi là vùng đất sinh ra và nuôi dưỡng con người lịch sử - Tô Hiến Thành, và ngôi đình làng - nơi thờ tự, tế lễ thân hoàng của làng cũng là Tô Hiến Thành nguy nga tráng lệ bên dòng sông Tống của vùng đất quý huyện là một bằng chứng sinh động về lòng tôn kính, ngưỡng mộ của nhân dân Thanh hoá đối với một nhân vật lịch sử kiệt xuất dưới thời các vua Nhà Lý ở thế kỷ 12.

Khu di tích đình Động Bổng là một di tích lịch sử văn hoá và kiến trúc văn võ toàn tài dưới vương triều Lý trong lịch sử Việt Nam.

Hơn thế địa điểm xây dựng ngôi đình là một địa danh gắn liền với lịch sử, truyền thuyết về nơi sinh ra Tổ hiến Thành sau đó vào làm quan trọng triều. Chính vì vậy ngôi đình Động Bồng ở vùng đất Hà Tiến huyện Hà Trung là cơ sở quan trọng để giúp các nhà nghiên cứu lịch sử hiểu thêm về vùng đất này cũng như mối quan hệ giữa ngôi đình Động Bồng với 72 nơi thờ khác trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá.

Đình Động Bồng là một di tích lịch sử nằm trong quần thể của những khu di tích lớn như: Chiến khu Ngọc Trạo - một di tích lịch sử cách mạng lón của Thanh hoá (huyện Thạch Thành) đã được Bộ Văn hoá thông tin xếp hạng, phía bắc là khu di tích lịch sử đình Gia Miêu và lăng miếu Triệu Tường, phía đông là Đình Trung thuộc xã Hà Yên một ngôi đình có nghệ thuật kiến trúc của thế kỷ 17 duy nhất còn lại trên đất Thanh hoá... Cảnh quan đó đã tạo nên cho di tích đình Động Bồng trở thành một điểm văn hoá, du lịch quan trọng ở phía bắc tỉnh Thanh Hoá, thu hút sự ngưỡng mộ của nhân dân trong vùng và du khách gần xa.

Hiện nay di tích đình Động Bồng đã được công nhận là di tích cấp quốc gia đây là niềm tự hào của tỉnh Thanh Hoá nói chung và huyện Hà Trung nói riêng để giữ gìn nâng cấp và phát huy tác dụng di tích với phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm.

Mấy trăm năm nay Đình Động Bồng là di tích lịch sử văn hoá in đậm trong tâm khảm của biết bao thế hệ. Hôm nay Đình Động Bồng đã được công nhận là di tích lịch sử cấp Quốc gia. Đây là một vinh dự lớn, một niềm tự hào về quá khứ hào hùng của nhân dân Hà Tiến nói chung và nhân dân làng Động Bồng. 
0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)