Hội PN xã Hà Tiến với công tác vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm, chung tay xây dựng huyện đạt NTM năm 2023
Sáng ngày 24/09/2023 được sự thống nhất của BTV hội LHPN Huyện, BTV Đảng ủy xã, cho phép Hội LHPN xã Hà Tiến phối hợp với cấp ủy thôn Đồng Ô tổ chức buổi truyền thông về công tác vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm tại đơn vị Đồng Ô.
Đồng Ô là đơn vị được xã Hà Tiến lựa chọn và đang xây dựng thôn nông mới kiểu mẫu, hiện nay cán bộ và nhân dân trong thôn đang ra sức thi đua lao động sản xuất, xây dựng các công trình phúc lợi, chỉnh trang khuôn viên, đường làng ngõ xóm, cảnh quan môi trường trong khu dân cư. Trong đó có xóm Ao Vuông của thôn Đồng Ô là một xóm đi đầu trong phong trào xây dựng NTM của thôn, thể hiện tinh thần đoàn kết nỗ lực cố gắng chung sức chung lòng của tất cả bà con trong xóm. Qua đó hội LHPN xã cũng rất tin tưởng và lựa chọn xóm Ao Vuông của đơn vị Đồng Ô làm mô hình điểm truyền thông xây dựng 3 mô hình về công tác VSMT và ATTP: mô hình Nhà Sạch vườn đẹp; nhà sạch khuôn viên đẹp, ngõ đẹp; mô hình phân loại xử lý rác thải tại hộ và mô hình làm chế phẩm sinh học EM.
Hội LHPN xã Hà Tiến cũng rất mong sau buổi truyền thông chị em phụ nữ xóm Ao Vuông thôn Đồng Ô sẽ cùng nhau xây dựng và duy trì tốt 3 mô hình trên để từ đó lan tỏa những mô hình này đến nhóm khác trong thôn và các thôn khác trong xã học tập làm theo. Góp phần bảo vệ môi trường, cảnh quan xanh-sạch-đẹp trong khu dân cư và nâng cao chất lượng cuộc sống của bản thân mỗi gia đình.
Một số nội dung trong xây dựng mô hình nhà sạch, vườn đẹp; nhà sạch khuôn viên đẹp, ngõ đẹp cách làm và sử dụng chế phẩm vi sinh hữu hiệu EM từ tận dụng nguồn rác thải hữu cơ dư thừa, làm nguồn phân bón, hóc môn tăng trưởng, thuốc trừ sâu sinh học, giảm thiểu mùi hôi chuồng trại, cải tạo môi trường và phân loại xử lý rác thải tại hộ.
Tại buổi truyền thông hội PN xã Hà Tiến đã nêu rõ được mục đích, ý nghĩa của các mô hình đồng thời hướng dẫn chị e xử lý rác thải và thực hiện cách làm chế phẩm EM.
I.VỀ XÂY DỰNG MÔ HÌNH NHÀ SẠCH, VƯỜN ĐẸP, KHUÔN VIÊN ĐẸP, NGÕ ĐẸP.
1. Mục đích ý nghĩa:- Tạo khí thế thi đua sôi nổi, sâu rộng trong các cấp hội và cán bộ, hội viên phụ nữ nhằm thực hiện tốt Cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”, Kế hoạch số 50 của BTV Huyện ủy, góp phần thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh.
- Nâng cao vai trò, trách nhiệm của cán bộ, hội viên phụ nữ trong tham gia xây dựng nông thôn mới; đoàn kết, tập hợp đông đảo cán bộ, hội viên và các tầng lớp phụ nữ tham gia phát triển kinh tế - xã hội, giữ gìn, bảo vệ môi trường, xây dựng nếp sống văn hóa trong cộng đồng dân cư.
- Xây dựng thành công mô hình “Nhà sạch - Vườn đẹp”; “ Nhà Sạch, , khuôn viên đẹp, ngõ đẹp”nhằm hỗ trợ hội viên sản xuất thực phẩm sạch; ứng dụng công nghệ vào trong sản xuất, chăn nuôi; góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống gắn với bảo vệ môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm.
2. Tiêu chí xây dựng “Nhà sạch - Vườn đẹp”, “Nhà Sạch, khuôn viên đẹp”
2.1. Nhà sạch:
- Sạch nhà: Nhà cửa luôn sạch sẽ, sắp xếp ngăn nắp, gọn gàng, có đầy đủ ánh sáng để tiện lợi cho sinh hoạt, có nhà tắm, nhà tiêu, bể chứa nước sinh hoạt hợp vệ sinh; không nhốt gia súc quá gần nơi ở của gia đình; hạn chế sử dụng túi nilon, có sử dụng thùng rác hoặc hố rác và thực hiện phân loại rác thải theo nhóm (rác thải rắn, rác thải hữu cơ…) để tái sử dụng trước khi xử lý; có hố thu gom, xử lý phân của gia súc đảm bảo vệ sinh môi trường, khuyến khích dùng các chế phẩm sinh học trong xử lý phân/rác thải hữu cơ.
- Sạch bếp: Nơi đun nấu, nồi xoong, bát, đĩa, dụng cụ, đồ đựng thức ăn luôn sạch sẽ, hợp vệ sinh; có chạn, tủ bếp để cất giữ thức ăn; sử dụng thực phẩm bảo đảm dinh dưỡng và an toàn vệ sinh thực phẩm.
*Hướng dẫn thực hiện: Lau dọn bếp hàng ngày; Rửa sạch, sắp xếp gọn gàng đồ dùng nấu ăn, bát đĩa… sau khi sử dụng; Sử dụng thực phẩm đảm bảo dinh dưỡng, an toàn thực phẩm; Xây dựng vườn rau dinh dưỡng gia đình; Nấu chín thức ăn, không ăn thức ăn ôi thiu.
Không để thức ăn sống lẫn với chín; Rửa tay với xà phòng trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh; Không bán ra thị trường những thực phẩm không đảm bảo VSAT
- Sạch ngõ: Sạch ngõ là khu vực xung quanh nhà không có rác, có hệ thống thoát nước đảm bảo vệ sinh. Đường làng, ngõ xóm, các hộ gia đình đảm bảo yêu cầu xanh, sạch, đẹp; hàng tuần tổ chức ra quân dọn vệ sinh môi trường tại thôn, xóm,; Tổ chức trồng cây xanh, trồng hoa thay thế cỏ dại, có đường chậu hoa, cây cảnh hoặc có hàng rào cây xanh, hoặc hàng rào khác được phủ cây xanh xung quanh khuôn viên…
*Hướng dẫn thực hiện: - Không vứt rác, đổ nước thải ra ngõ, đường, nơi công cộng;
- Tham gia quét dọn đường, ngõ, thu gom, xử lý rác thải, khơi thông cống rãnh; Phân loại rác tại nhà;
- Không để trẻ em, súc vật phónh uế ra nơi công cộng;
Làm rãnh thoát nước thả ra cống, hồ ao… theo quy định và thường xuyên nạo vét rãnh nước thải; tích cực tham gia bảo vệ môi trường, thực hiện phong trào “Ngõ tự quản VSMT, Tuyến đường không rác”.
2.2. Vườn đẹp.
- Vườn hộ gia đình được quy hoạch gọn gàng, phải ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ tiên tiến vào sản xuất, bảo quản và chế biến như: Sử dụng các giống mới, áp dụng các quy trình canh tác tiên tiến, sử dụng các chế phẩm sinh học xử lý chất thải, chế phẩm sinh học EM, khử mùi hôi trong chăn nuôi, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sinh học... Khuôn viên của vườn cần quy hoạch trồng các loại cây ăn quả, rau màu theo từng luống, từng khu vực để dễ chăm sóc và thu hoạch, vườn phải sạch cỏ dại.
- Sản phẩm từ vườn là tất cả các sản phẩm từ khi trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản đến khâu chế biến, bảo quản và tiêu dùng phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, hạn chế tối đa việc sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật, khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật phải đảm bảo thời gian cách ly và tuân thủ 4 đúng.
- Chuồng trại chăn nuôi phải bố trí nơi hợp lý không ảnh hưởng đến môi trường cảnh quan trong vườn hộ, tối thiểu cách nhà ở, công trình cấp nước 10m; được vệ sinh định kỳ bảo đảm phòng ngừa, ứng phó dịch bệnh.
- Vườn hộ gia đình phải có hệ thống tưới tiêu phù hợp, có rãnh thoát nước, được xử lý trước khi trước khi thoát ra ngoài. Rác thải phải được phân loại ngay tại hộ gia đình, đối với rác thải hữu cơ xử lý ngay tại hộ (ủ phân hữu cơ hoặc tấp tủ cho cây trồng, làm chế phẩm EM hoặc đốt), đối với rác vô cơ phải thu gom tập trung theo đúng quy định của đại phương.
- Việc lựa chọn cây trồng, vật nuôi đưa vào sản xuất phải nằm trong nhóm sản phẩm hàng hoá chủ lực, phát huy lợi thế của của địa phương, đem lại hiệu quả kinh tế cao; các sản phẩm sản xuất ra phải mang tính hàng hoá, phù hợp với nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
2.3. Khuôn viên đẹp
- Nhà và công trình phụ được bố trí khoa học, sắp xếp ngăn nắp, gọn gàng, tiện sử dụng.
- Khuôn viên bên ngoài được bố trí cây xanh, chậu hoa, cây cảnh tạo không gian, môi trường xanh. Nếu có vườn được bố trí trồng rau, trồng cây quy hoạch từng loại cây theo luống.
-Thực hiện phân loại xử lý rác thải đảm bảo vệ sinh môi trường.
II. PHÂN LOẠI XỬ LÝ RÁC THẢI TẠI HỘ GIA ĐÌNH
1.Mục đích ý nghĩa
-Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho hội viên, phụ nữ và nhân dân về tầm quan trọng của công tác BVMT.
- Nêu cao vai trò, trách nhiệm của các cấp Hội phụ nữ trong công tác tuyên truyền vận động hội viên, phụ nữ và nhân dân thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường góp phần thực hiện cuộc vận động “xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch” .
- Khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường tại địa phương, nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống, góp phần thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 05- NQ/TU ngày 18/8/2016 BCH Đảng bộ tỉnh “Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo vệ môi trường đến năm 2020, định hướng đến năm 2025”, chung tay xây dựng nông thôn mới, NTM nâng cao, NTM kiểm mẫu.
2. Hiện Trạng
- Rác là một phần tất yếu của cuộc sống, không một hoạt động nào của cuộc sống không sinh ra rác. Xã hội ngày càng phát triển, lượng rác ngày càng nhiều và đang trở thành mối đe dọa đối với cuộc sống.
- Rác thải sinh hoạt thải ra ở mọi lúc, mọi nơi trong khu dân cư; từ các hộ gia đình, các khu chợ và các tụ điểm buôn bán, nhà hàng – khách sạn, công viên, khu vui chơi giải trí, trường học…
=> Chất thải, rác thải sinh hoạt hiện nay trên địa bàn xã ta đã được công ty thu gom xử lý tập trung theo hình thức tống tất cả các loại rác vào 1 bao cho lên xe sau đó chuyển đến bãi rác tập trung của huyện tại xã Hà Đông, sau đó được xử lý bằng cách chôn lấp, đây chỉ là giải pháp trước mắt cho các xã về lâu dài vẫn tiềm ẩn một trong những nguy cơ gây ô nhiễm môi trường trầm trọng, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe nhân dân nói chung, phụ nữ và trẻ em nói riêng, đặc biệt là người dân xã Hà Đông hiện nay sống gần khu vực bãi rác thải, thường xuyên phải ngửi mùi hôi thối bố lên từ bãi rác, nước của chất thải rò rỉ ngấm vào mạch nước ngầm sinh hoạt của người dân.
Chính vì vậy việc thu gom, phân loại và xử lý rác sinh hoạt ngay từ hộ gia đình là một việc làm rất cần thiết hiện nay.
3. Hướng dẫn phân loại, xử lý rác thải
- Rác thải sinh hoạt có thể phân thành 2 loại:
+Chất thải rắn hữu cơ: là các chất thải có chứa hợp chất hữu cơ, có khả năng phân hủy sinh học (phân hủy trong điều kiện tự nhiên) dễ dàng; chúng chỉ có thể tồn tại trong môi trường một thời gian ngắn rồi biến mất. Có nguồn gốc chủ yếu từ thực vật và động vật. Gồm các loại: cây cỏ loại bỏ, lá rụng, rau quả hư hỏng, đồ ăn thừa, vỏ trứng, rác nhà bếp, xác súc vật, phân chăn nuôi…
+Chất thải rắn vô cơ: là những chất thải không có khả năng phân hủy trong điều kiện tự nhiên hoặc có thể phân hủy nhưng với thời gian rất dài, như: thuỷ tinh, sành sứ, kim loại, giấy, cao su, nhựa, vải, đồ điện, đồ chơi, cát sỏi, vật liệu xây dựng…
*Phương Pháp thu gom:
- Thu gom rác vô cơ: Trong rác vô cơ, có thể phân thành 2 loại là rác tái chế và rác không tái chế (rác khô).
+Rác tái chế: bao gồm kim loại, giấy, cao su, nhựa, đồ điện… như vỏ lon bia, vỏ chai nhựa, vỏ nước khoáng, vỏ chai dầu ăn… ; có thể thu gom đựng riêng trong thùng, hoặc bao bì để bán, Đặc biệt hiện nay hội LHPN TW đang phát động trong hệ thống hội mô hình “từ rác thải đến triệu phần quà”, phế liệu sau khi các gia đình phân loại, được quyên góp cho nhóm hoặc chi hội phụ nữ đứng ra gom lại bán lấy tiền gây quỹ an sinh quay lại hỗ trợ cho trẻ em, phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn trong thôn, xóm, đây là một việc làm hết sức có ý nghĩa vừa bảo vệ môi trường vừa mang tính chất tương thân tương ái, rất mong nhóm ta sẽ làm và duy trì tốt được mô hình này.
+Rác không có khả năng tái chế sẽ được thu gom, đựng trong 1 cái thùng, xô màu đỏ hoặc chứa trong các vật có sẵn ở gia đình như thùng, sọt, bao tải, túi nilon… trong đó bỏ riêng loại
- Thu gom rác hữu cơ: bao gồm thức ăn thừa, rau, hoa quả, vỏ tôm cua, vỏ ốc… dễ thối rữa nên phải thu gom hàng ngày ( có thể tận dụng để chăn nuôi), các loại phế thải từ vỏ củ quả, cuống rau, …. ( có thể ngâm ủ là chế phẩm sinh học ( EM) làm phân bón, nước có thể phun kích thích cho cây trồng...
III. CÁCH LÀM CHẾ PHẨM EM
1.Mục đích
- Góp phần hoàn thành tiêu chí 17 về môi trường và An toàn thực phẩm trong nhiệm vụ chung xây dựng xã Hà Tiến đạt chuẩn NTM nâng cao vào năm 2025.
- Giúp cho cán bộ, hội viên và nhân dân nâng cao ý thức trách nhiệm trong công tác Bảo vệ môi trường; phân loại, thu gom và xử lý rác thải tại gia đình nhằm làm giảm lượng rác thải ra môi trường. Đồng thời tận dụng rau, củ, quả dư thừa trong sinh hoạt hàng ngày làm chế phẩm vi sinh hữu hiệu EM nhằm sử dụng làm phân bón tưới cho rau sinh trưởng và phát triển, xử lý giảm thiểu mùi hôi trong chăn nuôi và một số công dụng hữu ích khác.
-Nêu cao vai trò, trách nhiệm của các cấp Hội phụ nữ và Hội nông dân trong công tác tuyên truyền vận động hội viên và nhân dân thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường góp phần thực hiện cuộc vận động “xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch” , nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống, góp phần cùng địa phương xây dựng nông thôn mới về tiêu chí Môi trường.
2. Cách làm
*Nguyên liệu:
+Rau củ quả (phế phẩm nông nghiệp) các loại: vỏ bưởi, chuối cây, vỏ cam quýt, vỏ dứa, quả chuối, rau các loại.
+ Nước lã:
+ dụng cụ chứa có nắp đậy kín: xô, chậu, song, nồi…. vv
*Các bước tiến hành: chuẩn bị 3 kg rau củ quả+ 1kg đường+0,5 lít nước
1. Băm nhỏ rau củ quả các loại
2. Trộn đều nguyên liệu đã chuẩn bị với đường
3. Cho nhiên liệu vào thùng đồng thời cho 0,5 lít nước vào rồi đậy nắp kín, Để nơi thoáng mát
4. Sau 5-7 ngày mang ra chộn đều
5. Sau 30-35 ngày chắt nước ra chai lọ để sử dụng:
3.Cách sử dụng
Sử dụng | Mục đích | Tỉ lệ | Tần suất |
Cây trồng | Phát triển cây trồng, chất lượng rau củ quả | 5 muỗng canh (MC) EM : 20 L nước | 1 lần/ tuần |
Nước hormon tự nhiên | Sớm ra hoa quả | 2kg chuối chín 2kg đu đủ chín, 2k bí đỏ chín, 1 chén đường, 1 chén EM+ 20 L nước | 1 lần/ tuần (ủ sau 10 ngày) |
Phân bón | Cải thiện chất lượng phân bón và rút ngắn thời gian | 10 L nước + 4 MC EM + 4 MC đường + 30kg phân bón khô | 1 lần/ tuần (ủ sau 7 ngày) |
Thức ăn động vật | Cải thiện thức ăn cho động vật | 0.5L EM, 1L đường, 200g muối, 25kg thức ăn cho động vật : | Hằng ngày (sau 5-7 ngày) |
Nước cho động vật | Cải thiện tiêu hóa và chất lượng nước | 2 MC đường + 2 MC EM+ 20L nước | Hằng ngày |
Tắm rửa cho động vật | Chống nhiễm trùng da | 1,5L EM : 100L nước | Hằng ngày |
Nuôi cá | Cải thiện chất lượng nước (kích thước ao 4m x 4m) | 2 MC EM + 2 MC đường + 20L nước | Hằng tuần |
Môi trường | Khử trùng và khử mùi hôi | 1,5L EM : 100 L nước | Khi cần thiết |
Thanh Tâm - CCVHXH
Tin cùng chuyên mục
-
UBND xã Hà Tiến kiểm tra công tác ATTP nhân dịp tết Trung thu năm 2024
13/12/2024 00:00:00 -
BÀI TUYÊN TRUYỀN CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN ATTP XÃ HÀ TIẾN NĂM 2024
12/11/2024 00:00:00 -
Kết quả thực hiện công tác tuyên truyền của hội PN xã về công tác ATTP năm 2024
23/10/2024 00:00:00 -
Hội nông dân xã Hà Tiến tổ chức hội thi nhà nông đua tài
14/10/2024 00:00:00
Hội PN xã Hà Tiến với công tác vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm, chung tay xây dựng huyện đạt NTM năm 2023
Sáng ngày 24/09/2023 được sự thống nhất của BTV hội LHPN Huyện, BTV Đảng ủy xã, cho phép Hội LHPN xã Hà Tiến phối hợp với cấp ủy thôn Đồng Ô tổ chức buổi truyền thông về công tác vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm tại đơn vị Đồng Ô.
Đồng Ô là đơn vị được xã Hà Tiến lựa chọn và đang xây dựng thôn nông mới kiểu mẫu, hiện nay cán bộ và nhân dân trong thôn đang ra sức thi đua lao động sản xuất, xây dựng các công trình phúc lợi, chỉnh trang khuôn viên, đường làng ngõ xóm, cảnh quan môi trường trong khu dân cư. Trong đó có xóm Ao Vuông của thôn Đồng Ô là một xóm đi đầu trong phong trào xây dựng NTM của thôn, thể hiện tinh thần đoàn kết nỗ lực cố gắng chung sức chung lòng của tất cả bà con trong xóm. Qua đó hội LHPN xã cũng rất tin tưởng và lựa chọn xóm Ao Vuông của đơn vị Đồng Ô làm mô hình điểm truyền thông xây dựng 3 mô hình về công tác VSMT và ATTP: mô hình Nhà Sạch vườn đẹp; nhà sạch khuôn viên đẹp, ngõ đẹp; mô hình phân loại xử lý rác thải tại hộ và mô hình làm chế phẩm sinh học EM.
Hội LHPN xã Hà Tiến cũng rất mong sau buổi truyền thông chị em phụ nữ xóm Ao Vuông thôn Đồng Ô sẽ cùng nhau xây dựng và duy trì tốt 3 mô hình trên để từ đó lan tỏa những mô hình này đến nhóm khác trong thôn và các thôn khác trong xã học tập làm theo. Góp phần bảo vệ môi trường, cảnh quan xanh-sạch-đẹp trong khu dân cư và nâng cao chất lượng cuộc sống của bản thân mỗi gia đình.
Một số nội dung trong xây dựng mô hình nhà sạch, vườn đẹp; nhà sạch khuôn viên đẹp, ngõ đẹp cách làm và sử dụng chế phẩm vi sinh hữu hiệu EM từ tận dụng nguồn rác thải hữu cơ dư thừa, làm nguồn phân bón, hóc môn tăng trưởng, thuốc trừ sâu sinh học, giảm thiểu mùi hôi chuồng trại, cải tạo môi trường và phân loại xử lý rác thải tại hộ.
Tại buổi truyền thông hội PN xã Hà Tiến đã nêu rõ được mục đích, ý nghĩa của các mô hình đồng thời hướng dẫn chị e xử lý rác thải và thực hiện cách làm chế phẩm EM.
I.VỀ XÂY DỰNG MÔ HÌNH NHÀ SẠCH, VƯỜN ĐẸP, KHUÔN VIÊN ĐẸP, NGÕ ĐẸP.
1. Mục đích ý nghĩa:- Tạo khí thế thi đua sôi nổi, sâu rộng trong các cấp hội và cán bộ, hội viên phụ nữ nhằm thực hiện tốt Cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”, Kế hoạch số 50 của BTV Huyện ủy, góp phần thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh.
- Nâng cao vai trò, trách nhiệm của cán bộ, hội viên phụ nữ trong tham gia xây dựng nông thôn mới; đoàn kết, tập hợp đông đảo cán bộ, hội viên và các tầng lớp phụ nữ tham gia phát triển kinh tế - xã hội, giữ gìn, bảo vệ môi trường, xây dựng nếp sống văn hóa trong cộng đồng dân cư.
- Xây dựng thành công mô hình “Nhà sạch - Vườn đẹp”; “ Nhà Sạch, , khuôn viên đẹp, ngõ đẹp”nhằm hỗ trợ hội viên sản xuất thực phẩm sạch; ứng dụng công nghệ vào trong sản xuất, chăn nuôi; góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống gắn với bảo vệ môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm.
2. Tiêu chí xây dựng “Nhà sạch - Vườn đẹp”, “Nhà Sạch, khuôn viên đẹp”
2.1. Nhà sạch:
- Sạch nhà: Nhà cửa luôn sạch sẽ, sắp xếp ngăn nắp, gọn gàng, có đầy đủ ánh sáng để tiện lợi cho sinh hoạt, có nhà tắm, nhà tiêu, bể chứa nước sinh hoạt hợp vệ sinh; không nhốt gia súc quá gần nơi ở của gia đình; hạn chế sử dụng túi nilon, có sử dụng thùng rác hoặc hố rác và thực hiện phân loại rác thải theo nhóm (rác thải rắn, rác thải hữu cơ…) để tái sử dụng trước khi xử lý; có hố thu gom, xử lý phân của gia súc đảm bảo vệ sinh môi trường, khuyến khích dùng các chế phẩm sinh học trong xử lý phân/rác thải hữu cơ.
- Sạch bếp: Nơi đun nấu, nồi xoong, bát, đĩa, dụng cụ, đồ đựng thức ăn luôn sạch sẽ, hợp vệ sinh; có chạn, tủ bếp để cất giữ thức ăn; sử dụng thực phẩm bảo đảm dinh dưỡng và an toàn vệ sinh thực phẩm.
*Hướng dẫn thực hiện: Lau dọn bếp hàng ngày; Rửa sạch, sắp xếp gọn gàng đồ dùng nấu ăn, bát đĩa… sau khi sử dụng; Sử dụng thực phẩm đảm bảo dinh dưỡng, an toàn thực phẩm; Xây dựng vườn rau dinh dưỡng gia đình; Nấu chín thức ăn, không ăn thức ăn ôi thiu.
Không để thức ăn sống lẫn với chín; Rửa tay với xà phòng trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh; Không bán ra thị trường những thực phẩm không đảm bảo VSAT
- Sạch ngõ: Sạch ngõ là khu vực xung quanh nhà không có rác, có hệ thống thoát nước đảm bảo vệ sinh. Đường làng, ngõ xóm, các hộ gia đình đảm bảo yêu cầu xanh, sạch, đẹp; hàng tuần tổ chức ra quân dọn vệ sinh môi trường tại thôn, xóm,; Tổ chức trồng cây xanh, trồng hoa thay thế cỏ dại, có đường chậu hoa, cây cảnh hoặc có hàng rào cây xanh, hoặc hàng rào khác được phủ cây xanh xung quanh khuôn viên…
*Hướng dẫn thực hiện: - Không vứt rác, đổ nước thải ra ngõ, đường, nơi công cộng;
- Tham gia quét dọn đường, ngõ, thu gom, xử lý rác thải, khơi thông cống rãnh; Phân loại rác tại nhà;
- Không để trẻ em, súc vật phónh uế ra nơi công cộng;
Làm rãnh thoát nước thả ra cống, hồ ao… theo quy định và thường xuyên nạo vét rãnh nước thải; tích cực tham gia bảo vệ môi trường, thực hiện phong trào “Ngõ tự quản VSMT, Tuyến đường không rác”.
2.2. Vườn đẹp.
- Vườn hộ gia đình được quy hoạch gọn gàng, phải ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ tiên tiến vào sản xuất, bảo quản và chế biến như: Sử dụng các giống mới, áp dụng các quy trình canh tác tiên tiến, sử dụng các chế phẩm sinh học xử lý chất thải, chế phẩm sinh học EM, khử mùi hôi trong chăn nuôi, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sinh học... Khuôn viên của vườn cần quy hoạch trồng các loại cây ăn quả, rau màu theo từng luống, từng khu vực để dễ chăm sóc và thu hoạch, vườn phải sạch cỏ dại.
- Sản phẩm từ vườn là tất cả các sản phẩm từ khi trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản đến khâu chế biến, bảo quản và tiêu dùng phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, hạn chế tối đa việc sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật, khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật phải đảm bảo thời gian cách ly và tuân thủ 4 đúng.
- Chuồng trại chăn nuôi phải bố trí nơi hợp lý không ảnh hưởng đến môi trường cảnh quan trong vườn hộ, tối thiểu cách nhà ở, công trình cấp nước 10m; được vệ sinh định kỳ bảo đảm phòng ngừa, ứng phó dịch bệnh.
- Vườn hộ gia đình phải có hệ thống tưới tiêu phù hợp, có rãnh thoát nước, được xử lý trước khi trước khi thoát ra ngoài. Rác thải phải được phân loại ngay tại hộ gia đình, đối với rác thải hữu cơ xử lý ngay tại hộ (ủ phân hữu cơ hoặc tấp tủ cho cây trồng, làm chế phẩm EM hoặc đốt), đối với rác vô cơ phải thu gom tập trung theo đúng quy định của đại phương.
- Việc lựa chọn cây trồng, vật nuôi đưa vào sản xuất phải nằm trong nhóm sản phẩm hàng hoá chủ lực, phát huy lợi thế của của địa phương, đem lại hiệu quả kinh tế cao; các sản phẩm sản xuất ra phải mang tính hàng hoá, phù hợp với nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
2.3. Khuôn viên đẹp
- Nhà và công trình phụ được bố trí khoa học, sắp xếp ngăn nắp, gọn gàng, tiện sử dụng.
- Khuôn viên bên ngoài được bố trí cây xanh, chậu hoa, cây cảnh tạo không gian, môi trường xanh. Nếu có vườn được bố trí trồng rau, trồng cây quy hoạch từng loại cây theo luống.
-Thực hiện phân loại xử lý rác thải đảm bảo vệ sinh môi trường.
II. PHÂN LOẠI XỬ LÝ RÁC THẢI TẠI HỘ GIA ĐÌNH
1.Mục đích ý nghĩa
-Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho hội viên, phụ nữ và nhân dân về tầm quan trọng của công tác BVMT.
- Nêu cao vai trò, trách nhiệm của các cấp Hội phụ nữ trong công tác tuyên truyền vận động hội viên, phụ nữ và nhân dân thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường góp phần thực hiện cuộc vận động “xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch” .
- Khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường tại địa phương, nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống, góp phần thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 05- NQ/TU ngày 18/8/2016 BCH Đảng bộ tỉnh “Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo vệ môi trường đến năm 2020, định hướng đến năm 2025”, chung tay xây dựng nông thôn mới, NTM nâng cao, NTM kiểm mẫu.
2. Hiện Trạng
- Rác là một phần tất yếu của cuộc sống, không một hoạt động nào của cuộc sống không sinh ra rác. Xã hội ngày càng phát triển, lượng rác ngày càng nhiều và đang trở thành mối đe dọa đối với cuộc sống.
- Rác thải sinh hoạt thải ra ở mọi lúc, mọi nơi trong khu dân cư; từ các hộ gia đình, các khu chợ và các tụ điểm buôn bán, nhà hàng – khách sạn, công viên, khu vui chơi giải trí, trường học…
=> Chất thải, rác thải sinh hoạt hiện nay trên địa bàn xã ta đã được công ty thu gom xử lý tập trung theo hình thức tống tất cả các loại rác vào 1 bao cho lên xe sau đó chuyển đến bãi rác tập trung của huyện tại xã Hà Đông, sau đó được xử lý bằng cách chôn lấp, đây chỉ là giải pháp trước mắt cho các xã về lâu dài vẫn tiềm ẩn một trong những nguy cơ gây ô nhiễm môi trường trầm trọng, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe nhân dân nói chung, phụ nữ và trẻ em nói riêng, đặc biệt là người dân xã Hà Đông hiện nay sống gần khu vực bãi rác thải, thường xuyên phải ngửi mùi hôi thối bố lên từ bãi rác, nước của chất thải rò rỉ ngấm vào mạch nước ngầm sinh hoạt của người dân.
Chính vì vậy việc thu gom, phân loại và xử lý rác sinh hoạt ngay từ hộ gia đình là một việc làm rất cần thiết hiện nay.
3. Hướng dẫn phân loại, xử lý rác thải
- Rác thải sinh hoạt có thể phân thành 2 loại:
+Chất thải rắn hữu cơ: là các chất thải có chứa hợp chất hữu cơ, có khả năng phân hủy sinh học (phân hủy trong điều kiện tự nhiên) dễ dàng; chúng chỉ có thể tồn tại trong môi trường một thời gian ngắn rồi biến mất. Có nguồn gốc chủ yếu từ thực vật và động vật. Gồm các loại: cây cỏ loại bỏ, lá rụng, rau quả hư hỏng, đồ ăn thừa, vỏ trứng, rác nhà bếp, xác súc vật, phân chăn nuôi…
+Chất thải rắn vô cơ: là những chất thải không có khả năng phân hủy trong điều kiện tự nhiên hoặc có thể phân hủy nhưng với thời gian rất dài, như: thuỷ tinh, sành sứ, kim loại, giấy, cao su, nhựa, vải, đồ điện, đồ chơi, cát sỏi, vật liệu xây dựng…
*Phương Pháp thu gom:
- Thu gom rác vô cơ: Trong rác vô cơ, có thể phân thành 2 loại là rác tái chế và rác không tái chế (rác khô).
+Rác tái chế: bao gồm kim loại, giấy, cao su, nhựa, đồ điện… như vỏ lon bia, vỏ chai nhựa, vỏ nước khoáng, vỏ chai dầu ăn… ; có thể thu gom đựng riêng trong thùng, hoặc bao bì để bán, Đặc biệt hiện nay hội LHPN TW đang phát động trong hệ thống hội mô hình “từ rác thải đến triệu phần quà”, phế liệu sau khi các gia đình phân loại, được quyên góp cho nhóm hoặc chi hội phụ nữ đứng ra gom lại bán lấy tiền gây quỹ an sinh quay lại hỗ trợ cho trẻ em, phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn trong thôn, xóm, đây là một việc làm hết sức có ý nghĩa vừa bảo vệ môi trường vừa mang tính chất tương thân tương ái, rất mong nhóm ta sẽ làm và duy trì tốt được mô hình này.
+Rác không có khả năng tái chế sẽ được thu gom, đựng trong 1 cái thùng, xô màu đỏ hoặc chứa trong các vật có sẵn ở gia đình như thùng, sọt, bao tải, túi nilon… trong đó bỏ riêng loại
- Thu gom rác hữu cơ: bao gồm thức ăn thừa, rau, hoa quả, vỏ tôm cua, vỏ ốc… dễ thối rữa nên phải thu gom hàng ngày ( có thể tận dụng để chăn nuôi), các loại phế thải từ vỏ củ quả, cuống rau, …. ( có thể ngâm ủ là chế phẩm sinh học ( EM) làm phân bón, nước có thể phun kích thích cho cây trồng...
III. CÁCH LÀM CHẾ PHẨM EM
1.Mục đích
- Góp phần hoàn thành tiêu chí 17 về môi trường và An toàn thực phẩm trong nhiệm vụ chung xây dựng xã Hà Tiến đạt chuẩn NTM nâng cao vào năm 2025.
- Giúp cho cán bộ, hội viên và nhân dân nâng cao ý thức trách nhiệm trong công tác Bảo vệ môi trường; phân loại, thu gom và xử lý rác thải tại gia đình nhằm làm giảm lượng rác thải ra môi trường. Đồng thời tận dụng rau, củ, quả dư thừa trong sinh hoạt hàng ngày làm chế phẩm vi sinh hữu hiệu EM nhằm sử dụng làm phân bón tưới cho rau sinh trưởng và phát triển, xử lý giảm thiểu mùi hôi trong chăn nuôi và một số công dụng hữu ích khác.
-Nêu cao vai trò, trách nhiệm của các cấp Hội phụ nữ và Hội nông dân trong công tác tuyên truyền vận động hội viên và nhân dân thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường góp phần thực hiện cuộc vận động “xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch” , nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống, góp phần cùng địa phương xây dựng nông thôn mới về tiêu chí Môi trường.
2. Cách làm
*Nguyên liệu:
+Rau củ quả (phế phẩm nông nghiệp) các loại: vỏ bưởi, chuối cây, vỏ cam quýt, vỏ dứa, quả chuối, rau các loại.
+ Nước lã:
+ dụng cụ chứa có nắp đậy kín: xô, chậu, song, nồi…. vv
*Các bước tiến hành: chuẩn bị 3 kg rau củ quả+ 1kg đường+0,5 lít nước
1. Băm nhỏ rau củ quả các loại
2. Trộn đều nguyên liệu đã chuẩn bị với đường
3. Cho nhiên liệu vào thùng đồng thời cho 0,5 lít nước vào rồi đậy nắp kín, Để nơi thoáng mát
4. Sau 5-7 ngày mang ra chộn đều
5. Sau 30-35 ngày chắt nước ra chai lọ để sử dụng:
3.Cách sử dụng
Sử dụng | Mục đích | Tỉ lệ | Tần suất |
Cây trồng | Phát triển cây trồng, chất lượng rau củ quả | 5 muỗng canh (MC) EM : 20 L nước | 1 lần/ tuần |
Nước hormon tự nhiên | Sớm ra hoa quả | 2kg chuối chín 2kg đu đủ chín, 2k bí đỏ chín, 1 chén đường, 1 chén EM+ 20 L nước | 1 lần/ tuần (ủ sau 10 ngày) |
Phân bón | Cải thiện chất lượng phân bón và rút ngắn thời gian | 10 L nước + 4 MC EM + 4 MC đường + 30kg phân bón khô | 1 lần/ tuần (ủ sau 7 ngày) |
Thức ăn động vật | Cải thiện thức ăn cho động vật | 0.5L EM, 1L đường, 200g muối, 25kg thức ăn cho động vật : | Hằng ngày (sau 5-7 ngày) |
Nước cho động vật | Cải thiện tiêu hóa và chất lượng nước | 2 MC đường + 2 MC EM+ 20L nước | Hằng ngày |
Tắm rửa cho động vật | Chống nhiễm trùng da | 1,5L EM : 100L nước | Hằng ngày |
Nuôi cá | Cải thiện chất lượng nước (kích thước ao 4m x 4m) | 2 MC EM + 2 MC đường + 20L nước | Hằng tuần |
Môi trường | Khử trùng và khử mùi hôi | 1,5L EM : 100 L nước | Khi cần thiết |
Thanh Tâm - CCVHXH

Tin khác
Tin nóng
