Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
89957

KẾ HOẠCH Thực hiện Chỉ thị số 17-CT/TW, ngày 21/10/2022 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới

Ngày 17/05/2023 00:00:00

 

ĐẢNG BỘ XÃ HÀ TRUNG            

ĐẢNG ỦY XÃ HÀ TIẾN

*

Số:32 -KH/HU                                                

 

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

 
 

 

 


Hà Trung, ngày 12 tháng 5 năm 2023

                                                                                                        

KẾ HOẠCH

Thực hiện Chỉ thị số 17-CT/TW, ngày 21/10/2022 của Ban Bí thư

Trung ương Đảng về tăng cường bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm

trong tình hình mới

-----

Thực hiện kế hoạch số 128 – KH /HU của Ban thường vụ huyện ủy Hà Trung ngày 09/05/2023 về thực hiện Chỉ thị số 17-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa XIII) “Về tăng cường bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới” (Chỉ thị số 17-CT/TW).  Ban chấp hành Đảng ủy ban hành kế hoạch thực hiện như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc, sâu rộng, hiệu quả Chỉ thị số 17-CT/TW; Kế hoạch số 122-KH/TU, ngày 20/3/2023 của Tỉnh ủy Thanh Hóa về thực hiện Chỉ thị số 17-CT/TW Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa XIII) “Về tăng cường bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới” nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy đảng chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội và cán bộ, đảng viên, các tầng lớp Nhân dân trong xã đối với công tác bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới.

          2. Cụ thể hóa các nhiệm vụ, giải pháp nêu trong Chỉ thị số 17-CT/TW phù hợp với tình hình thực tế của xã, xác định rõ nhiệm vụ, thời gian thực hiện và phân công trách nhiệm cụ thể cho các cấp, các ngành, các cơ quan đơn vị trong lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện.

          3. Việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 17-CT/TW phải đồng bộ, hiệu quả, huy động sự vào cuộc của hệ thống chính trị, các tổ chức xã hội, cộng đồng doanh nghiệp và Nhân dân tham gia thực hiện; thường xuyên kiểm tra đôn đốc, giám sát, định kỳ sơ kết, tổng kết, báo cáo kết quả thực hiện theo quy định.

III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, tuyên truyền, quán triệt, triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách về bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP)

Các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội từ đến các thôn tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, tuyên truyền, quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm các chủ trương, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác bảo đảm ATTP, trọng tâm là Chỉ thị số 17-CT/TW ngày 21/10/2022 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa XIII); Nghị quyết số 04-NQ/TU, ngày 18/8/2016 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh “Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm vệ sinh ATTP trên địa bàn tỉnh đến năm 2025”; Kết luận số 624-KL/TU, ngày 04/10/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh “về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm vệ sinh ATTP trên địa bàn tỉnh đến năm 2025”; quán triệt sâu sắc quan điểm ATTP là vấn đề hệ trọng vừa cấp bách, vừa lâu dài, tác động, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của Nhân dân, chất lượng giống nòi của dân tộc; hàng năm đưa các mục tiêu, chỉ tiêu về an toàn thực phẩm vào các Chương trình, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của của xã, của thôn. Người đứng đầu cấp ủy, chính quyềntrên địa bàn xã chịu trách nhiệm cao nhất về công tác đảm bảo ATTP trên địa bàn.

UBND xã chỉ đạo công chức VHXH tổ chức tuyên truyền, phổ biến sâu rộng Chỉ thị số 17-CT/TW của Ban Bí thư (khóa XIII), gắn với Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 18/8/2016 và Kết luận số 624-KL/TU, ngày 04/10/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh; tăng thời lượng, nâng cao chất lượng các chuyên mục, phóng sự, tin bài về ATTP, thông tin kịp thời, đầy đủ các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về đảm bảo ATTP; thường xuyên đổi mới nội dung, nâng cao chất lượng tuyên truyền phù hợp với từng đối tượng, chú trọng tuyên truyền về trách nhiệm quản lý, bảo đảm ATTP, nhằm thay đổi hành vi trong sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng thực phẩm trên địa bàn xã.

 2. UBND xã rà soát, triển khai kịp thời, đồng bộ các văn bản chỉ đạo của cấp trên về công tác đảm bảo vệ sinh ATTP trên địa bàn

- Khuyến khích và tạo điều kiện thu hút đầu tư kết cấu hạ tầng và phát triển các mô hình sản xuất, chuỗi giá trị cung ứng thực phẩm an toàn; triển khai thực hiện các chính sách của tỉnh, Trung ương hỗ trợ hộ gia đình, hợp tác xã và doanh nghiệp tiếp cận, sử dụng hiệu quả cac nguồn lực xây dựng chuỗi thực phẩm an toàn.

- Xây dựng, hoàn thiện cơ sở dữ liệu về bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm liên thông với hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia. Chú trọng công tác tuyên truyền, tập huấn nâng cao năng lực phòng ngừa, chủ động xử lý ngộ độc thực phẩm và cách phòng, chống các bệnh truyền nhiễm qua thực phẩm.

3. Tăng cường kiểm tra, giám sát công tác bảo đảm ATTP

          UBND xã tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát công tác bảo đảm an toàn thực phẩm; kiên quyết đấu tranh, ngăn chặn, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân, cơ sở sản xuất, kinh doanh có hành vi vi phạm quy định về ATTP; chủ động phòng, chống tiêu cực, lợi ích nhóm trong lĩnh vực ATTP.

- Cán bộ chuyên môn phối hợp với Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội đẩy mạnh thực hiện phong trào quần chúng phát hiện tố giác hành vi vi phạm an toàn thực phẩm; tạo dư luận xã hội, vận động, khuyến khích người tiêu dùng lên án, tẩy chay các sản phẩm, hàng hóa không đảm bảo an toàn thực phẩm; kịp thời biểu dương, khen thưởng và có biện pháp phù hợp để bảo vệ người tố giác hành vi vi phạm ATTP, đồng thời xử lý nghiêm hành vi lợi dụng bảo đảm ATTP để hạ uy tín, ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất, kinh doanh lành mạnh của các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân.

4. Xây dựng, phát triển các chuỗi giá trị cung ứng thực phẩm an toàn, mở rộng các mô hình sản xuất, kinh doanh sản phẩm thực phẩm an toàn

          - UBND xã xây dựng và phát triển các chuỗi giá trị cung ứng thực phẩm an toàn, chất lượng trên địa bàn xã; ưu tiên phát triển các vùng chuyên canh, sản xuất nông nghiệp sạch, an toàn gắn với thực hiện Chương trình xây dựng Nông thôn mới, chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Chú trọng công tác kiểm soát an toàn ATTP ngay từ yếu tố đầu vào trong sản xuất, kinh doanh và tất cả các khâu trong chuỗi giá trị cung ứng thực phẩm an toàn theo tiêu chuẩn, quy chuẩn Việt Nam và quốc tế, bảo đảm người dân được tiếp cận và sử dụng lương thực, thực phẩm an toàn, bền vững.

- Đầu tư nâng cấp dịch vụ, bảo quản, chế biến, thương mại điện tử ở nông thôn; phát huy vai trò của các HTX trong liên kết, hỗ trợ sản xuất, bảo quản, chế biến tiêu thụ thực phảm an toàn, chất lượng; ưu tiên cung cấp tín dụng ưu đãi cho các hộ sản xuất thực phẩm an toàn.

          - Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật - công nghệ nhất là công nghệ cao, công nghệ sinh học, công nghệ thân thiện với môi trường trong sản xuất nông nghiệp và chế biến thực phẩm. Khuyến khích hỗ trợ hộ gia đình, HTX, tổ HTX, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

          5. Kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý nhà nước thực hiện nhiệm vụ bảo đảm ATTP

- UBND xã kiện toàn, củng cố tổ chức, bộ máy quản lý nhà nước về ATTP theo quy định. Thực hiện phân cấp, phân quyền, đổi mới phương thức quản lý, điều hành, phối hợp, bảo đảm khoa học, chặt chẽ hiệu quả; khắc phục tình trạng chồng chéo, buông lỏng quản lý ATTP trên địa bàn.

- Nâng cao năng lực, trách nhiệm, có chế độ, chính sách phù hợp cho đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý nhà nước ATTP từ xã đến thôn. Quan tâm, tạo điều kiện về cơ sở, vật chất và kinh phí cho hoạt động bảo đảm ATTP.

          6. Phát huy vai trò Mặt trận tổ quốc, các tổ chức chính trị -xã hội

          - Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội chủ trì xây dựng Chương trình phối hợp với UBND xã về đảm bảo an toàn thực phẩm trên địa bàn xã.

- Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội từ xã đến các thôn chủ trì xây dựng Kế hoạch, tổ chức tuyên truyền, tập huấn kiến thức về ATTP hàng năm cho hội viên, Nhân dân trên địa bàn; phát huy vai trò, trách nhiệm giám sát, phản biện xã hội trong lĩnh vực ATTP trên địa bàn.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. UBND xã cụ thể hóa thành các nhiệm vụ, giải pháp để triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch này, phân công trách nhiệm cụ thể cho các ban ngành đoàn thể, công chức thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp, kế hoạch đề ra; thường xuyên theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện của các ban ngành đoàn thể, công chức được phân công phụ trách.

2. Ban Tuyên giáo Xã  chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Chỉ thị số 17-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa XIII) và Kế hoạch này; định kỳ báo cáo Ban Thường vụ Đảng ủy kết quả thực hiện.

 

Nơi nhận:

- Thường trực Huyện ủy (B/c);

- Các Ban, Văn phòng Huyện ủy (B/c);

- HĐND, UBND xã;

- Các đồng chí Xã ủy viên;

- Các ban, phòng, ngành,

  MTTQ và các đoàn thể cấp xã;

- Các đảng ủy, chi ủy trực thuộc;

- Lưu VP Xã ủy.

 

T/M BAN THƯỜNG VỤ

 PHÓ BÍ  THƯ THƯỜNG TRỰC

 

 

 

 

 

 

Tống Duy Tân

 

KẾ HOẠCH Thực hiện Chỉ thị số 17-CT/TW, ngày 21/10/2022 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới

Đăng lúc: 17/05/2023 00:00:00 (GMT+7)

 

ĐẢNG BỘ XÃ HÀ TRUNG            

ĐẢNG ỦY XÃ HÀ TIẾN

*

Số:32 -KH/HU                                                

 

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

 
 

 

 


Hà Trung, ngày 12 tháng 5 năm 2023

                                                                                                        

KẾ HOẠCH

Thực hiện Chỉ thị số 17-CT/TW, ngày 21/10/2022 của Ban Bí thư

Trung ương Đảng về tăng cường bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm

trong tình hình mới

-----

Thực hiện kế hoạch số 128 – KH /HU của Ban thường vụ huyện ủy Hà Trung ngày 09/05/2023 về thực hiện Chỉ thị số 17-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa XIII) “Về tăng cường bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới” (Chỉ thị số 17-CT/TW).  Ban chấp hành Đảng ủy ban hành kế hoạch thực hiện như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc, sâu rộng, hiệu quả Chỉ thị số 17-CT/TW; Kế hoạch số 122-KH/TU, ngày 20/3/2023 của Tỉnh ủy Thanh Hóa về thực hiện Chỉ thị số 17-CT/TW Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa XIII) “Về tăng cường bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới” nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy đảng chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội và cán bộ, đảng viên, các tầng lớp Nhân dân trong xã đối với công tác bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới.

          2. Cụ thể hóa các nhiệm vụ, giải pháp nêu trong Chỉ thị số 17-CT/TW phù hợp với tình hình thực tế của xã, xác định rõ nhiệm vụ, thời gian thực hiện và phân công trách nhiệm cụ thể cho các cấp, các ngành, các cơ quan đơn vị trong lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện.

          3. Việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 17-CT/TW phải đồng bộ, hiệu quả, huy động sự vào cuộc của hệ thống chính trị, các tổ chức xã hội, cộng đồng doanh nghiệp và Nhân dân tham gia thực hiện; thường xuyên kiểm tra đôn đốc, giám sát, định kỳ sơ kết, tổng kết, báo cáo kết quả thực hiện theo quy định.

III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, tuyên truyền, quán triệt, triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách về bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP)

Các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội từ đến các thôn tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, tuyên truyền, quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm các chủ trương, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác bảo đảm ATTP, trọng tâm là Chỉ thị số 17-CT/TW ngày 21/10/2022 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa XIII); Nghị quyết số 04-NQ/TU, ngày 18/8/2016 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh “Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm vệ sinh ATTP trên địa bàn tỉnh đến năm 2025”; Kết luận số 624-KL/TU, ngày 04/10/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh “về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm vệ sinh ATTP trên địa bàn tỉnh đến năm 2025”; quán triệt sâu sắc quan điểm ATTP là vấn đề hệ trọng vừa cấp bách, vừa lâu dài, tác động, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của Nhân dân, chất lượng giống nòi của dân tộc; hàng năm đưa các mục tiêu, chỉ tiêu về an toàn thực phẩm vào các Chương trình, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của của xã, của thôn. Người đứng đầu cấp ủy, chính quyềntrên địa bàn xã chịu trách nhiệm cao nhất về công tác đảm bảo ATTP trên địa bàn.

UBND xã chỉ đạo công chức VHXH tổ chức tuyên truyền, phổ biến sâu rộng Chỉ thị số 17-CT/TW của Ban Bí thư (khóa XIII), gắn với Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 18/8/2016 và Kết luận số 624-KL/TU, ngày 04/10/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh; tăng thời lượng, nâng cao chất lượng các chuyên mục, phóng sự, tin bài về ATTP, thông tin kịp thời, đầy đủ các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về đảm bảo ATTP; thường xuyên đổi mới nội dung, nâng cao chất lượng tuyên truyền phù hợp với từng đối tượng, chú trọng tuyên truyền về trách nhiệm quản lý, bảo đảm ATTP, nhằm thay đổi hành vi trong sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng thực phẩm trên địa bàn xã.

 2. UBND xã rà soát, triển khai kịp thời, đồng bộ các văn bản chỉ đạo của cấp trên về công tác đảm bảo vệ sinh ATTP trên địa bàn

- Khuyến khích và tạo điều kiện thu hút đầu tư kết cấu hạ tầng và phát triển các mô hình sản xuất, chuỗi giá trị cung ứng thực phẩm an toàn; triển khai thực hiện các chính sách của tỉnh, Trung ương hỗ trợ hộ gia đình, hợp tác xã và doanh nghiệp tiếp cận, sử dụng hiệu quả cac nguồn lực xây dựng chuỗi thực phẩm an toàn.

- Xây dựng, hoàn thiện cơ sở dữ liệu về bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm liên thông với hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia. Chú trọng công tác tuyên truyền, tập huấn nâng cao năng lực phòng ngừa, chủ động xử lý ngộ độc thực phẩm và cách phòng, chống các bệnh truyền nhiễm qua thực phẩm.

3. Tăng cường kiểm tra, giám sát công tác bảo đảm ATTP

          UBND xã tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát công tác bảo đảm an toàn thực phẩm; kiên quyết đấu tranh, ngăn chặn, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân, cơ sở sản xuất, kinh doanh có hành vi vi phạm quy định về ATTP; chủ động phòng, chống tiêu cực, lợi ích nhóm trong lĩnh vực ATTP.

- Cán bộ chuyên môn phối hợp với Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội đẩy mạnh thực hiện phong trào quần chúng phát hiện tố giác hành vi vi phạm an toàn thực phẩm; tạo dư luận xã hội, vận động, khuyến khích người tiêu dùng lên án, tẩy chay các sản phẩm, hàng hóa không đảm bảo an toàn thực phẩm; kịp thời biểu dương, khen thưởng và có biện pháp phù hợp để bảo vệ người tố giác hành vi vi phạm ATTP, đồng thời xử lý nghiêm hành vi lợi dụng bảo đảm ATTP để hạ uy tín, ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất, kinh doanh lành mạnh của các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân.

4. Xây dựng, phát triển các chuỗi giá trị cung ứng thực phẩm an toàn, mở rộng các mô hình sản xuất, kinh doanh sản phẩm thực phẩm an toàn

          - UBND xã xây dựng và phát triển các chuỗi giá trị cung ứng thực phẩm an toàn, chất lượng trên địa bàn xã; ưu tiên phát triển các vùng chuyên canh, sản xuất nông nghiệp sạch, an toàn gắn với thực hiện Chương trình xây dựng Nông thôn mới, chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Chú trọng công tác kiểm soát an toàn ATTP ngay từ yếu tố đầu vào trong sản xuất, kinh doanh và tất cả các khâu trong chuỗi giá trị cung ứng thực phẩm an toàn theo tiêu chuẩn, quy chuẩn Việt Nam và quốc tế, bảo đảm người dân được tiếp cận và sử dụng lương thực, thực phẩm an toàn, bền vững.

- Đầu tư nâng cấp dịch vụ, bảo quản, chế biến, thương mại điện tử ở nông thôn; phát huy vai trò của các HTX trong liên kết, hỗ trợ sản xuất, bảo quản, chế biến tiêu thụ thực phảm an toàn, chất lượng; ưu tiên cung cấp tín dụng ưu đãi cho các hộ sản xuất thực phẩm an toàn.

          - Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật - công nghệ nhất là công nghệ cao, công nghệ sinh học, công nghệ thân thiện với môi trường trong sản xuất nông nghiệp và chế biến thực phẩm. Khuyến khích hỗ trợ hộ gia đình, HTX, tổ HTX, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

          5. Kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý nhà nước thực hiện nhiệm vụ bảo đảm ATTP

- UBND xã kiện toàn, củng cố tổ chức, bộ máy quản lý nhà nước về ATTP theo quy định. Thực hiện phân cấp, phân quyền, đổi mới phương thức quản lý, điều hành, phối hợp, bảo đảm khoa học, chặt chẽ hiệu quả; khắc phục tình trạng chồng chéo, buông lỏng quản lý ATTP trên địa bàn.

- Nâng cao năng lực, trách nhiệm, có chế độ, chính sách phù hợp cho đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý nhà nước ATTP từ xã đến thôn. Quan tâm, tạo điều kiện về cơ sở, vật chất và kinh phí cho hoạt động bảo đảm ATTP.

          6. Phát huy vai trò Mặt trận tổ quốc, các tổ chức chính trị -xã hội

          - Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội chủ trì xây dựng Chương trình phối hợp với UBND xã về đảm bảo an toàn thực phẩm trên địa bàn xã.

- Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội từ xã đến các thôn chủ trì xây dựng Kế hoạch, tổ chức tuyên truyền, tập huấn kiến thức về ATTP hàng năm cho hội viên, Nhân dân trên địa bàn; phát huy vai trò, trách nhiệm giám sát, phản biện xã hội trong lĩnh vực ATTP trên địa bàn.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. UBND xã cụ thể hóa thành các nhiệm vụ, giải pháp để triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch này, phân công trách nhiệm cụ thể cho các ban ngành đoàn thể, công chức thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp, kế hoạch đề ra; thường xuyên theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện của các ban ngành đoàn thể, công chức được phân công phụ trách.

2. Ban Tuyên giáo Xã  chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Chỉ thị số 17-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa XIII) và Kế hoạch này; định kỳ báo cáo Ban Thường vụ Đảng ủy kết quả thực hiện.

 

Nơi nhận:

- Thường trực Huyện ủy (B/c);

- Các Ban, Văn phòng Huyện ủy (B/c);

- HĐND, UBND xã;

- Các đồng chí Xã ủy viên;

- Các ban, phòng, ngành,

  MTTQ và các đoàn thể cấp xã;

- Các đảng ủy, chi ủy trực thuộc;

- Lưu VP Xã ủy.

 

T/M BAN THƯỜNG VỤ

 PHÓ BÍ  THƯ THƯỜNG TRỰC

 

 

 

 

 

 

Tống Duy Tân

 

0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)